Giải trí (1)

February 21, 2008

Mình có sưu tầm khá nhiều những mẩu chuyện, đoạn văn, đoạn thơ, hình ảnh hài hước trong quá trình lướt web. Nhưng thường là copy nó và paste nó trong một blog khác. Bây giờ mình sẽ dần dần mang nó sang đây để câu pageview và giúp vui cho bạn bè (tiếc là ko ghi lại nguồn, chỉ sợ vi phạm bản quyền thì chết).
Những cái này cũng để dành tặng chú Tuấn IMEP, chú cố gắng viết thesis cho hiệu quả, lúc mệt mỏi thì vào blog của anh để thư giãn vài phút, rồi lại viết tiếp nhé .
.
.
Tập 1: những câu nói thú vị

– Có một số người nói rằng: đồng tiền không làm nên hạnh phúc. Chắc hẳn họ muốn nói đến những đồng tiền của người khác. (X.Gitri)

– Khi một người phụ nữ từ chối tình yêu của bạn và thay vào đó, cô ta đề nghị giữ vững tình bạn, bạn chớ nghĩ đó là lời từ biệt – điều đó có nghĩa là cô ta muốn bạn hành động theo thứ tự đã định sẵn. (Moliere)

– Trẻ con bắt đầu hư khi chúng bắt đầu hiểu người lớn. (G.Mankin)

– Khi một nhà ngoại giao nói “có”, điều này có nghĩa là “có thể”. Khi anh ta nói “có thể”, điều này có nghĩa là “không”. Còn khi anh ta nói “không” thì không còn là nhà ngoại giao nữa. (Vontaire)

– Khi nào tình yêu còn mù quáng, khi ấy vẫn chưa có lý do nào để chia tay. (A.Anđriepxki)

– Trí thông minh của chúng ta bắt nguồn từ kinh nghiệm, còn kinh nghiệm- từ những sự ngu dốt của chúng ta. (X.Gitri)

– Không nên bày tỏ những lo âu và thất bại của bạn cho những người bạn nghe. Tốt hơn hết nên kể với những kẻ thù của bạn – ít ra thì bạn cũng cung cấp cho họ những phút giây thoải mái, ngoài ra, bạn còn chắc rằng: họ sẽ dỏng tai lên mà nghe bằng hết những lời nói của bạn. (B.Sou)

– Càng ngày tôi càng tin tưởng vào tác dụng duy nhất của sự thật; nó giúp chúng ta hiểu rõ: dối trá quả là có lợi. (P.Đragiep)

– Có những điều thú vị mà không nói ra thì ai cũng biết Nếu trừng phạt một người con gái, tôi sẽ nhốt cô ta vào một cái phòng không có gương. (M.Asa)

– Bạn chớ lên án người phụ nữ nào bay từ người đàn ông này đến người đàn ông khác. Cô ta đang tìm người đàn ông chung thủy. (Gớt)

– Không yêu một người con gái đẹp như vậy là một lỗi lầm, còn yêu cô ta – một sự trừng phạt. (V.Đêviat)

– Người đang có ý định lấy vợ là người đang đi trên con đường dẫn tới sự hối hận. (Mêlangiơ)

– Cách tốt nhất để hiểu một người con gái là bạn phải yêu cô ta, nhưng đến khi lấy rồi thì chả cần thiết phải hiểu cô ta làm gì. (H.Haine)
.
(Còn nữa)

Moi nguoi da duoc xem nhung tie’t muc hoanh tra’nh cua dem dien Tet 2008. Nhung nhieu nguoi van chua hinh dung duoc qua’ trinh tap luyen vat va, gian kho the’ nao dau nhi?
Day, chi co’ mot dieu mua’ “dong bang” (tren nen nhac bai Du Xuan) da phai tap luyen va’t va the’ nay roi, huo’ng chi la con mua’ “hai dao”, “mua’ mien nui”, “mua’ quat”, thoi trang con vat va the’ nao nua.
Tap luyen mua’ dong bang:

Entry for February 19, 2008

February 19, 2008

Canh nu’i non tren dinh Chamrousse chup bang dien thoai di dong nay. Nhu cho’n “bong lai – tien canh” a’y nhi?

Đây là bài viết đã có thêm những tình tiết mà tôi lược bỏ khi gửi đăng báo. Nó có trong phần chú thích bên dưới :
.
.

Những người bạn quanh tôi

Lời tựa : Một mùa xuân mới, tôi cầu chúc cho những người bạn của tôi, những người bạn đã đi cùng tôi một hành trình dài năm năm ở xứ này, những niềm vui mới và cơ hội mới. Em sẽ thanh thản và hạnh phúc. Con phượng hoàng hồi sinh. Sỹ ngố sẽ có được tình yêu và hạnh phúc như mong đợi. Đôi mắt Dũng cận bớt buồn và tình yêu đơm trái. Gia đình bé Hà My sẽ bắt đầu một cuộc sống mới hạnh phúc và may mắn nơi quê nhà.

1. Hè năm ấy (2003), cây cỏ cháy xém

Vậy mà đã thấm thoát gần 5 năm. Tôi đi Pháp. Cùng đi đợt ấy còn có Tú già, Sỹ ngố và Dũng cận. Mỗi người một tâm sự, hoài bão riêng. Không khăn tay lau nước mắt, không có kẻ chạy theo máy bay. Tôi chọn nước Pháp vì muốn gặp một người tôi thương qua internet (1). Ngày ra đi, con đường phía trước mịt mù, nhiều mơ mộng nhưng cũng nhiều trắc trở.

Mảnh đất Grenoble đón bốn anh em trong một chiều hè nóng nực, cây cỏ cháy xém. Một mùa hè mà sau này tôi mới biết là nóng nhất trong vòng hai mươi năm qua. Đây là một thung lũng nằm lọt thỏm giữa ba dãi núi Belldone, Vercos và Chartheuse. Có hai con sông Isère và Drac uốn lượn bao quanh.

Những người bạn đầu tiên …

Cuộc sống của chúng tôi dần ổn định với sự giúp đỡ nhiệt tình của các bạn cả Việt nam và Pháp. Cô thư kí xinh đẹp Constant tuổi mới hai mươi với mái tóc vàng rực rỡ và nụ cười tựa thiên thần là ấn tượng đầu tiên về con gái Pháp. Gia đình Syvilla thân thiện. Rồi bà Tâm (2), một bà lão 82 tuổi, đã cùng song hành với chúng tôi trong những ngày đầu ở đất Grenoble này. Có vẻ hơi kì lạ khi mà người bạn thân thiết đầu tiên của chúng tôi lại là một người phụ nữ đã 82 tuổi, tóc bạc trắng và thỉnh thoảng tự lái xe đưa chúng tôi về tận nhà khi chúng tôi đến thăm. Mỗi tháng một lần, chúng tôi bắt con bus 6015 đến Voireppe thăm bà. Con đường không xa, chỉ khoảng 15km băng qua cánh đồng lúa mì vàng rực rỡ vào mùa hè. Bà ở lầu 8 một toà nhà sơn màu xanh thẫm. Từ balcon có view rất đẹp nhìn về phía đỉnh núi Vercos. Mỗi khi chúng tôi đến, bà đều đi chợ và chuẩn bị đồ ăn từ hôm trước. Ăn xong rồi nghỉ ngơi, nghe cải lương hay nghe bà kể về cuộc đời mình. Tôi rất thích những đĩa hát cải lương to đùng mà bà còn giữ được từ rất lâu, có lẽ là những năm 70-80 và một cái máy hát cổ. Mỗi khi bật máy hát lên, nhìn đĩa quay và nghe những bài hát xưa, những giọng ca trước năm 1975 là tôi như thấy mình đang ở nhà, thật thanh bình.

Đông qua, xuân đến. Tôi gắn bó thân thiết với maison des étudiants hơn. Dũng cận thông minh và chăm chỉ đã có thể nói chuyện bằng tiếng Pháp. Chỉ có tôi là vẫn mù tịt, biết có mỗi « bonjour » và « merci ». Đi đâu làm gì, bốn anh em vẫn thường đi chung và Dũng cận với Tú già luôn là thông dịch viên cho cả nhóm.

2. Năm sau, đôi chim xây tổ ấm

Mùa hè thứ hai ở Grenoble, tôi kết thúc stage ở CEA và phải tìm một hướng đi mới. Tôi chỉ có hai sự lựa chọn lúc đó, hoặc về VN hoặc xin học master bằng tiếng Pháp. Lúc này đây, tôi lăn tăn về sự lựa chọn cách đây một năm của mình. Một nguyên nhân mà tôi muốn qua Pháp là gặp người ấy của tôi. Tôi đã gặp, nhưng cuộc tình này chẳng đi đến đâu cả. Tôi quyết định sẽ ở lại Grenoble học master bằng tiếng Pháp. Một quyết định khó khăn.

Sau một năm, số thẻ Indochine tiêu thụ của Sỹ ngố có thể xếp đầy một ngăn kéo nhỏ. Của Tú già cũng ko kém. Hè này, Tú già và Sỹ ngố về Việt nam chơi. Đây là mùa hè đáng nhớ của Tú già vì « Sơn sang, đôi chim xây tổ ấm ». Quyết định nhanh gọn dứt khoát « cưới thì cưới ngay, không cưới thì thôi » được đưa ra. Chú Tú già phản đối. Nhưng đôi chim muốn xây tổ ấm không đợi được. Chỉ một tháng phải giải quyết bao nhiêu là việc. Đám cưới tưng bừng, giấy tờ ổn thoả. Tú già rời Maison des Etudiants, tìm một cái studio xinh xắn để đón vợ sang. Tuy tôi ít đồng quan điểm với Tú già trong nhiều cuộc tranh luận, nhưng tôi luôn quí anh vì ở anh, tôi thấy hình ảnh một người đàn ông tận tuỵ với gia đình, thương vợ và truyền thống. Tôi sẽ chẳng quên câu nói của anh « rỗi qua nhà anh cafe nhé » – xã giao nhưng thân tình.

Sơn sang, những bữa ăn tối ở nhà Tú già thường xuyên hơn. Sơn hoà nhập với cuộc sống mới rất nhanh. Sơn bảo « anh biết không, em mới sang mà đường phố thuộc làu, thế mà anh Tú ở đây lâu hơn em cũng chẳng thạo bằng ». Tôi thầm nghĩ « anh cũng đâu có biết nhiều hơn». Ngày Sơn mới sang, tôi thực sự rất cảm phục sự hi sinh của Sơn, đôi khi khó hiểu. Sơn bỏ lại Việt nam một công việc tốt, bạn bè và gia đình để sang đây với chồng. Tiếng Pháp không biết. Tôi quen Sơn từ rất lâu rồi, khi còn là sinh viên. Sơn học sau tôi một khoá và nổi tiếng xinh đẹp ở trường. Một lần, thằng bạn thân của tôi xem Sơn dẫn chương trình đã thốt nên « MC có gương mặt thanh tú quá ».

3. Ngày em đến, đôi má hây hây hương thơm nồng nàn, làm si mê bao gã si tình …

Mùa xuân năm ấy, chúng tôi chào đón thêm hai cô gái thông minh xinh đẹp đến từ hai miền Trung và Nam của tổ quốc. Hai cô gái chuyển từ hai thành phố lớn nhất nước Pháp là Paris và Lyon xuống Grenoble làm stage. Phương Anh – con tắc kè hoa – và cũng là “đôi bạn cùng tiến” với Sỹ trong năm học này. Trước khi xuống Grenoble làm stage ở CEA, PAnh đã nổi tiếng trên forum của AEVG với bài thơ “thơ tặng anh”:

Grenoble nhỏ giữa trùng trùng núi núi

Có t
rời xanh tuyết trắng lá vàng thu

Những buổi chiều gió lộng thổi vi vu

Tay trong tay anh cùng em dạo bước”

(PAnh)

Tôi tò mò muốn biết PAnh là ai mà em làm thơ hay vậy, em là ai mà khiến cho forum dậy sóng. Ngày đầu tiên tôi diện kiến em là trong Parc de Nature gần Chavant. Em đến trễ, tôi hồn nhiên cá cược với mọi người « em bị lạc đường ». Dĩ nhiên là tôi thua cuộc. Em đẹp với làn da trắng mịn màng. Em cười, nụ cười giòn tan của một cô gái tự tin. Đó là ấn tượng ban đầu của tôi về tắc kè hoa. Tắc kè hoa thân thiết với Sỹ ngố và Dũng cận hơn vì em hay qua đó ăn uống và đàm đạo. Tôi muốn hiểu em rõ hơn. Ấn tượng ban đầu có thể đúng, có thể sai, nhưng em như con tắc kè hoa, thay đổi màu theo thời tiết. Cũng có thể em không muốn người khác hiểu quá rõ về mình, hoặc tôi là người quá vô tình. Tôi và Dũng cận hay đưa em về sau bữa cơm tối từ nhà Sỹ ngố. Những dịp như vậy, em nhu mì và nói chuyện dễ thương vô cùng.

Tôi với Sỹ ngố học cùng khoá, cùng trường đại học nhưng tôi không biết nhiều về bạn lắm. Hai năm ở Grenoble, chúng tôi có dịp gần gũi hơn và tôi cũng hiểu bạn hơn. Tôi cảm phục bạn về sự tinh tế, hiểu tâm lý người khác. Đặc biệt là khả năng chia sẻ và tạo sự tin tưởng ở người khác. Cũng chỉ hai tháng sau ngày xuất hiện của PAnh, Sỹ ngố thông báo với mọi người «có một em gái cực kì xinh tươi, tính cực hay vừa đến Grenoble. Em sẽ tạo ra một cơn sóng dậy ở đất Grenoble này cho mà xem ». Và quả đúng như vậy thật,

« Ngày em đến đôi mắt long lanh thơ ngây mơ màng

Ngày em đến đôi má hây hây hương thơm nồng nàn

Làm si mê bao gã si tình »

(Từ Huy)

Ngày đầu tôi gặp Em – cô gái có cái tên dễ thương Thanh Loan – trùng tên với cô diễn viên xinh đẹp một thời, tôi không ấn tượng gì nhiều lắm. Em có làn da nâu khoẻ khoắn và khuôn mặt tươi tắn. Theo thời gian, Em gần gũi hơn nhờ giọng nói ngọt ngào của người Đà Nẵng và sự quan tâm ân cần đến mọi người. Em thuê một căn hộ ở gần nhà Sỹ ngố và Dũng cận. Em thường xuyên sang đó ăn trực và tấm tắc khen tài nấu ăn của Sỹ ngố. « Anh biết không », Em hồ hởi kể lại. « Em đến nhà anh Sỹ ăn tối nhé, anh ấy bảo đoán thử xem thịt lợn kho với gì đây ? Em ăn thấy ngon ơi là ngon, nhưng không biết là gì ? » Anh Sỹ bảo : « vỏ dưa hấu đấy ». Thế là hôm sau, Em mua một quả dưa hấu to ơi là to, mang đến. Em hì hục bổ dưa, bỏ hết tất cả ruột đỏ đi chỉ lấy vỏ dưa thôi. Bảo anh Sỹ làm tiếp để ăn. Thế mà cuối cùng thì anh ấy cứ bỏ dở ở đấy cả tuần, ko nấu gì cả. Tôi nhủ thầm « đấy là em vẫn chưa được nếm món giả cầy của anh ấy nấu đấy. Ăn rồi, khéo em mê tít anh ấy luôn ».

Ba cô gái từ ba miền của tổ quốc, đã bước vào cuộc sống của chúng tôi bên Grenoble này như vậy đấy. Mỗi cô gái một tính cách, một vẻ đẹp riêng. Sơn mang nhiều nét tính cách của một cô gái Hà nội, cô gái của gia đình. Tắc kè hoa và Em trẻ trung, hiện đại. Ba cô gái như ba loại bột hồ khác nhau gắn kết khối chúng tôi lại. Bốn chàng trai ngày xưa giờ cũng đã khác nhiều. Những buổi café cạnh place St Andrey mà mỗi lần đến đó trời đều đổ mưa được thay bằng quán kem Heigen Daz ở Place Grenette.

Những buổi tụ tập ăn uống cũng nhiều hơn, thường xuyên hơn và tươm tất hơn.

Hà My, niềm vui của ba mẹ và cô chú

Một năm nữa lại trôi đi. Tình cảm anh em nơi đất khách đã đậm đà sâu sắc hơn. Sỹ ngố trở thành điểm tựa vững chắc về tinh thần cho các em gái nhưng vẫn không quên nhiệm vụ nơi quê nhà. Người ấy của Sỹ giờ giờ cũng sắp học xong, đẹp hơn xưa nhiều. Dũng cận với nụ cười chúm chím và ánh nhìn trìu mến tha thiết đã làm say đắm nhiều cô gái tại Grenoble. Một sự quan tâm lo lắng, sự thấu hiểu nơi đôi mắt ấy mỗi khi anh nhìn ai. Loan kể lại « anh biết không, sẽ chẳng bao giờ em quên sự quan tâm của anh Dũng đâu. Lần đấy, em ốm. Anh Dũng thấy weekend mà em lại ở Grenoble nên gọi điện thoại hỏi thăm. Em rất mệt nhưng khi nghe anh ấy lè nhè « Cô em tôi đang ở đâu rồi, sao vậy ? » mà cảm động rơi nước mắt. « Qua anh ăn cơm nhé ». Thế là dù mệt mấy em cũng qua đó ăn ». Rồi một tay Dũng cận giúp Ly hoà nhập với cuộc sống mới ở Grenoble, một tay giúp Vân vượt qua kì thi master vất vả. Thế mà Dũng cận vẫn còn tay nữa an ủi tắc kè hoa mỗi khi em có chuyện buồn.

Năm nay, Sơn vất vả hơn năm trước rất nhiều, vừa phải chuẩn bị sinh nở vừa phải hoàn thành chương trình master. Tôi cảm phục sự chăm chỉ của Sơn cũng như những gì Tú già giúp vợ mình trong quá trình học. Bởi tôi biết ngôn ngữ luôn là một trở ngại vô cùng lớn. Hà My sinh ra vào giữa mùa đông tuyết trắng ở Grenoble, rồi được bố mẹ đặt cho cái tên Pháp Amie thật đáng yêu. Những khó khăn bộn bề ban đầu rồi cũng qua đi. Hà My lớn lên trong sự quan tâm của mọi người. Rồi Hà My biết bò, biết đi, bập bẹ nói. Chưa bao giờ tôi thấy một em bé bé xíu mà đã có được tính tự lập cao đến vậy. Bé xíu nhưng Hà My đã rất xinh đẹp và được các chú gọi yêu là «Hoa hậu bỉm».

Hà My có thể hiểu và nói được hai thứ tiếng Việt và Pháp. Sau này Hà My có thể quên không còn nhớ nữa. Nhưng chú sẽ kể lại cho Hà My nghe rằng, ngày đó cô PAnh thương Hà My lắm và thường xuyên qua chơi với cháu. Rồi chú vẫn nhớ « à boire », « encore » là những từ cháu rất thích dùng và nói rất sõi. Hà My còn không phát âm được âm « h » giống người Pháp và khi nói « hoa » thì chỉ còn « oa » thôi.

4. Năm ngoái, những nỗi buồn rồi cũng qua đi

Năm ngoái, cuộc sống của tôi vẫn bình lặng. Những mảnh tình ngắn ngủi rồi cũng đi vào quên lãng. Một buổi tối, trong quán Đậu, Em khóc. Tôi vụng về không biết an ủi thế nào. Một cái khăn giấy để Em lau nước mắt mà tôi lúng túng không biết đưa cho Em. « Anh có hiểu không ? Mẹ và em gái em rất quan trọng với Em.
Em nhớ mẹ vô cùng
». Tôi hiểu. Với em, gia đình là tất cả.

Rồi Dũng cận chịu sự mất mát lớn nhất trong đời. Nhìn vẻ mặt vô cảm trống rỗng của bạn, tôi biết bạn vẫn chưa thể tin được đó là sự thật. Một cú sốc lớn. Khi nhìn Em và Cận chịu đau khổ, tôi cũng buồn. Sự đồng cảm mà tôi ko thể nói thành lời nhưng tôi cảm nhận được. Tôi cũng ko biết cách nào để thể hiện cảm xúc của mình, đôi khi chỉ biết đứng lặng lẽ nhìn những người bạn quanh tôi chịu đau khổ. Quan tâm và chia sẻ phải học mới biết.

Đầu năm, tắc kè hoa má ửng hồng trổ tài nội trợ để chuẩn bị đón Noel cho mọi người. Tắc kè hoa rạng rỡ bên cạnh người ấy trong chiếc áo thun xanh đồng màu, đôi mắt tươi vui. Đùi cừu nướng và cái gateau « thanh củi » thật ngon. Cuối năm, tôi thấy em buồn. Tắc kè hoa bảo « đây là năm đen đủi của em, mong cho nó chóng qua ». Tắc kè hoa vẫn viết những dòng tâm sự của em, của những người bạn quanh em mà đôi khi tôi không biết đâu là tâm sự thật của em nữa. Có lần tắc kè hoa bảo « Những dòng tâm sự ấy, một phần là em nhưng cũng không phải là em ».

Bà Tâm không còn ở trong căn hộ trên tầng 8 tại Voireppe nữa. Bà bị bệnh Alzheizmer – mất trí nhớ. Sau một lần để quên cái chảo trên bếp, suýt gây ra hoả hoạn cho cả toà nhà mà bà không hề biết. Con trai bà đã gửi bà đến trại dưỡng lão ở Toulouse – dù bà không muốn. Đó có thể là giải pháp tốt cho bà. Ở đó bà không cô đơn và có người chăm sóc khi cần.

Tuy nhiên, năm ngoái chúng tôi lại có thêm những người bạn mới Chi, Ly, Vân, Minh ở ChateauRoux. Những người bạn mới trẻ trung tuổi mới 20 thổi một làn gió mát vào cuộc sống tại Grenoble này.

5. Năm nay, xuân lại về

Một mùa xuân mới lại đến. Một năm mới lại bắt đầu.

Tôi như một chú ngựa hoang lang thang dạo chơi trong cuộc đời này. Cuộc đời với tôi như một hành trình và quê hương Việt nam có mẹ tôi ở đó sẽ là điểm dừng cuối cùng (3). Nếu với Em « Love is all I need » thì với tôi, những vùng đất mới, những con người mới và những tình cảm mới là những gì tôi cần. Em bảo «tết năm nay Em sẽ làm hết mình, tham gia hết mình để rồi tết năm sau Em về với mẹ ». Tắc kè hoa cũng tham gia nhiệt tình chào đón một mùa xuân mới và háo hức tiễn một năm đen đủi ra đi, « từ đống tro tàn, con phượng hoàng đang hồi sinh».

Giờ đây, tiết trời ở Việt nam sắp vào xuân, cái lạnh lẽo của mùa đông qua đi nhường chỗ cho những cơn mưa xuân và trồi non sắp nhú. Còn ở Grenoble này, vẫn là giữa đông, trời lạnh và tuyết phủ trắng trên đỉnh núi. Nhưng nơi đây đã ươm mầm và kết trái tình nghĩa anh em. Dù sau này có còn được ở gần nhau hay không, thì những kỉ niệm nơi đây sẽ còn mãi, sẽ là sợi dây vô hình gắn kết chúng tôi lại với nhau. Những người bạn của tôi ơi, những người bạn đã gắn bó với tôi trong suốt gần 5 năm ở mảnh đất Grenoble này. Thời gian cứ trôi, và tình thương yêu cứ đầy lên mãi (4). Grenoble dù có thân thương đến mấy cũng ko phải là quê hương. Chúng tôi từ mọi miền của Việt nam qua đây, gặp gỡ rồi thân thiết. Sẽ có ngày chúng tôi trở về nơi chúng tôi đã ra đi.

Một thời tuổi trẻ chẳng thể quên.

Hết.

24.01.2008

.
.

(1) Mùa hè a’y, tôi lưỡng lự giữa việc chọn đi Pháp hay Singapour. Ngày ấy, nếu sang Singapour thì tôi sẽ làm PhD luôn, nhưng nếu tôi chọn sang Pháp thì chỉ là anh đi làm stage, và tấm bằng master cũng ko có. Ngày ấy tôi một từ tiếng Pháp ko biết, mà ở Singapour lại học bằng tiếng Anh. Ai cũng nghĩ rằng tôi sẽ chọn Singapour vì sự so sánh quá khập khiễng. Nhưng rồi tôi đã làm điều mình nghĩ và điều mình mong muốn. Một phần vì tôi muốn sang một môi trường hoàn toàn mới, một nền văn hoá khác. Nhưng một phần sâu sa hơn là tôi muốn đi gặp một người mà ngày ấy tôi thương qua internet. Người ấy ở một nước Châu âu nên nếu tôi sang Pháp thì cơ hội gặp mặt người đó sẽ cao hơn.
.
(2) Nhìn những tấm hình bà Tâm còn giữ lại, thì ngày trẻ bà là một người con gái rất đẹp. Quê ở Lạng Sơn. Từ bé bà đã được bà ngoại dậy ra chợ buôn bán, phải va chạm với nhiều người nên bà rất tháo vát. Rồi bà lấy chồng khi còn rất trẻ. Bà không biết chắc chắn nhưng bà nghĩ chồng bà theo cách mệnh. Vì ông thường bỏ người vợ trẻ ở nhà một mình và đi đâu đó lâu ngày mới về. Bà ko biết ông đi đâu, bà hỏi ông cũng ko trả lời. Chỉ biết là mỗi đợt ông về, chỉ được một hai ngày thôi rồi lại đi, nhưng mà chín tháng sau bà lại sinh con. Ba lần chồng về thì ba đứa con ra đời. Một mình vất vả nuôi ba đứa nhưng bà luôn tâm niệm một điều « trời thương cho nhiều con, đó là phú quí ». Năm 1945, Pháp bị đuổi, việt minh lên cầm quyền. Tình hình hỗn loạn. Lúc này, bà là gái đã có chồng và 3 con nhỏ. Nhưng vẻ đẹp mặn mà của bà vẫn khiến bao anh lính Pháp điêu đứng. Trong đó có chồng bà sau này. Ông Savoir say bà và theo bà bao năm nhưng bà ko màng đến. Nhưng lúc này, khi mà chiến tranh hỗn loạn. Thương cho thân bà thì ít, thương cho ba đứa con nhỏ thì nhiều. Chồng thì đi biệt tích ko biết ngày nào về. Bà quyết định phải ra đi, vì tương lai của lũ trẻ. Bà đồng ý cưới ông Savoir và đi qua Pháp ngay sau đó. Chỉ với $20 trong tay. Bây giờ, con cái đã lớn và có cuộc sống riêng. Bà Tâm ở một mình trong căn nhà rộng rãi ở Voireppe, là địa điểm mà bốn anh em tôi thường tụ tập ăn uống.

.
(3)
Lời ca cua TCS, doi khi nghe buon da diet :

« Bao nhiêu năm rồi con mãi ra đi

Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt »

.

(4) Nơi tôi đến

Đất lạ hóa quê hương

Tình thương hòa quện

Tình anh em thắm thiết

Bao bọc, giúp đỡ lẫn nhau

Như dưới một mái nhà

.

Dù bốn phương trời xa,

Dù nắng mưa gió bão

Ta vẫn hướng về nhau

Như một thủa nào

Thủa của ước mơ,

Của thời tuổi trẻ.

St Valentine – legend

February 14, 2008

The legend of Valentine’s day 14.02

http://www.stvalentinesday.org/legends-of-st-valentines-day.html

http://www.novareinna.com/festive/saintval.html

Year 270 A.D, Rome is in full decadence and help is little to prevent the Empire apart. At emperor Claudius III, who knows what is played on the battlefield, given for thinking that married men pay less because they are emotionally attached to their families and singles are better soldiers. So prohibits marriage.

Of course, the news was not well received. Valentine, a Christian bishop decides to complain in their own way and secretly begins to unite in holy marriage to couples of young lovers who came to the church.

When the emperor discovered what makes Valentine detain and try to convince them to renounce Christianity and neither gets condemned to die. During the last weeks of his life, something amazing happened. The jailer, having seen that Valentine was a man of letters, requested permission to bring her daughter, Julia, to receive lessons from it. Julia, who had been blind since birth, was a beaufiful young and agile mind. Valentine read her stories of the Roman history, he taught arithmetic and told her of God.

She saw the world through the eyes of Valentine, relied on his wisdom and found support in his quiet strength.

-“Valentine, it is true that God hears our prayers?” Julia asked him one day.
-“Yes, my girl. Heard each and every one of our prayers”, responded Valentine.
-“Do you know what I ask God every night and every morning?”
-“Prayer that you can see. Your strong desire is to see everything that I told you”, Valentine replied. “God always does what is best for us, if we believe in Him”.
-“Oh, Valentine, I believe”, said Julia with great intensity.

She kneel and pressed the hand of Valentine. They sat side by side, each in prayer. Suddenly, a bright light illuminated the cell in the prison. Radiant, Julia exclaimed:
-“Valentine, I can see, I can see!”
-“Glory to God!”, exclaimed Valentine.

On the eve of his deadth, Valentine wrote a final letter to Julia asking to remain close to God and signed “From Your Valentine”, thus initiating the tradition of sending messages of love.

He was executed the following day, February 14 in the year 270, near a door that later was appointed Gate Valentine to honor his memory. He was buried in what is now the Church of Praxedes in Rome.

It is reported that Julia Almond planted a pink flower next to his tomb. Today, the almond tree is a symbol of love and lasting friendship.

Soiree Tet – 09/02/2008

February 10, 2008

Mung ba tet, 09.02.2008, chuong trinh van nghe chao do’n tet 2008 cua cu dan AEVG da dien ra rat hoanh tra’ng, thanh cong ruc ro.

Gioi thieu de’n moi nguoi mot vai tiet muc dac sa’c nha’t cua chuong trinh nay:

1. Hoat Canh do’n tet 2008

a. Mua ba mien to quo’c (dong bang, hai dao va mien nu’i)

b. Hoat canh do’n xuan

2. Mua’ ao’ dai

3. Mua’ quat

4. Thoi trang gia’y (ao’ cuoi)

Mùng hai tết rồi. Ngày mai mùng ba, ngày 09.02 dương lịch, sẽ diễn ra buổi diễn văn nghệ đón tết tại Grenoble. Năm nay, AEVG có nhiều thay đổi về nhân sự, có nhiều thành viên mới tài năng và tích cự tham gia. Tôi là “người của muôn năm cũ” no*i đây nhưng chưa bao giờ tham gia giúp đoàn cái gì cả. Chỉ đi xem thôi. Năm nay, vừa tình nguyện, vua theo chan ca’c em ga’i tham gia cho vui. Di roi mo’i thay cong su’c moi nguoi bo ra that nhieu va da’ng tran trong. Xin gui loi cam on de’n ta’t ca nhung ban tre da nhiet tinh tham gia chuan bi cho soiree Tet duoc dien ra hoanh tra’ng, dep ma’t va so’ng dong. Chu’c cho dem dien thanh cong to’t dep. Sau day la vai video clips ve viec chuan bi trang tri’, tap luyen mua’ hat, tap luyen thoi trang cua moi nguoi:

1. Chuan bi va’y a’o va phong man

.

2. Tap mua’

.

3. Tập thời trang

.

4. Những hình ảnh vui nhộn

.

5. Những khoảnh khắc đẹp đáng nhớ.

Mùng một tết

February 7, 2008

Mùng một tết thường ko làm việc gì cả, chỉ vui chơi cho thoả lòng mong ước của mùa xuân, của ngày hội. Hoà chung với tâm trạng này từ ngày còn bé xíu, tôi đón bình minh lúc 9h00. Ăn sáng tí tẹo rồi ngồi vào internet gửi ảnh đón giao thừa ở nhà Vân tối qua cho Vân, Loan và PAnh. Cố gắng thêm khoảng đâu 20 lần điện thoại nữa thì gọi được 1 lần cho mẹ. Mẹ bảo đang chuẩn bị đi thăm nhà bác Mậu, với mấy bác ở x a xa nên phải đi cùng mọi người, và nhờ người khác trở bằng xe máy vì mẹ ko biết đi xe máy. Mẹ bảo mọi người đang đợi nên ko thể nói chuyện được. Lại hẹn tối nay gọi về nhé.
.

Mặc xong quần áo và lên labo lúc 10h30 sáng. Tủm tỉm cười tự nhủ « mùng một tết, tội gì phải vội vàng ». Vừa đi trên đường vừa ưỡn ngực thật thẳng, mặt thật vênh, bụng hóp lại. Vừa đi vừa thầm nghĩ « ko biết đã chuẩn chưa nhỉ ? Dáng đã đẹp chưa nhỉ? ». Chả là tối qua PAnh bảo « anh đi cặp với em trong màn trình diễn thời trang giấy, anh phải tập đi sao cho xứng đang với em chứ ». Hiiii, anh em mình cùng cố gắng để trở thành cặp đẹp nhất trong màn trình diễn thời trang nhé.

Thế là bỏ lại em Loan bơ vơ một mình với đống photos để làm một video clip quảng cáo cho đêm diễn tết 09.02 tới, PAnh kéo tôi ra phòng khách nhà Vân, soi cái kính cửa rồi dậy cách đứng và đi cho nó ra dáng một Gentleman nào. PAnh bảo « anh đi chẳng manly tẹo nào ». Tôi cứng lưỡi, vì từ trước đến giờ cứ nghĩ rằng mình là manly lắm rồi cơ, cái gì chứ đi đứng hùng dũng lắm. Tôi hỏi « thế phải đi thế nào ? Giống ai ? ». Em bảo « thì giống trong mấy cái ball xưa ấy, các quí ông nhảy Valse với các quí bà ». Em thêm « thôi, anh cứ tưởng tượng nhé, một chàng trai đang ngồi, anh ta từ từ đứng dậy, tay với một bông hồng, bước đi nhẹ nhàng thanh thoát về phía bạn gái và tặng bông hồng cho cô ta ». Hiiii, tôi vẫn cứ là mù tịt, bảo anh chả tưởng tượng được. Khó thế, em có thấy cái video hay film nào có thể học được thì bảo anh, anh xem rồi anh tập theo. PAnh bảo « à, anh cứ xem film James Bond 007 ấy, nhớ là ko phải bản cuối cùng nhé, phải là bản có Pierce Bosman ấy. Đấy, cứ đi như Bosman ấy. Em chỉ mê những chàng trai đi được như thế thôi ». Trời ơi, tôi bảo, thế này thì sau đợt này anh bỏ thèse để sang Hollywood đóng film thôi.

Một lúc sau, Loan cười hí hí bảo « khiếp, từ xa nghe chị PAnh nói rõ to anh đi chẳng đàn ông tẹo nào. Anh dáng đi như người theo hầu hoàng tử ấy». Loan tiếp « Mà bây giờ, motif film cổ tích ko phải là công chúa cưới hoàng tử nữa đâu. Mà là công chúa cưới người hầu hoàng tử anh nhỉ ? hí hí hí ».

.

Thứ bảy này, tôi có tham gia hai tiết mục trong soiree tết của Grenoble. Một tiết mục múa đồng bằng và mặc áo dài khăn xếp đó. Đã ghi lại nhiều hình ảnh đẹp lắm về quá trình tập luyện, nhưng tạm thời chưa upload cho bà con xem được vì bí mật. Đợi xong đêm diễn sẽ mang ra chào hàng. Tiết mục thứ hai là làm người dẫn các cô gái ra sân khấu trong màn trình diễn thời trang. Tóm lại là tập luyện vất vả, vui vẻ.

.

Thôi, đã 11h04 rồi, tạm dừng chương trình mùng một tết lại. Nhưng ngày mùng một tết thì phải cười, phải vui, tôi sưu tầm một vài chuyện cười ở đây để mọi người cùng cười nhé :

.

1. Aie Aie Aie

Deux femmes commencent une partie de golf lorsque la première qui vient de frapper sa balle voit celle-ci partir en direction d’un homme effectue un parcours juste devant elles et apparemment le heurte violemment.

Elle voit l’homme mettre immédiatement ses mains serrées entre ses 2 cuisses et s’écrouler tordu de douleur dans la position fatale. Immédiatement elle se presse d’aller le voir et s’excuse. Elle lui explique ensuite qu’elle est physiothérapeute et qu’étant responsable et coupable (hum !!) elle se propose, s’il la laisse faire, de tenter de diminuer sa, douleur.

-Oh… Non. Ce n’est pas nécessaire, tout va aller pour le mieux dans quelques minutes, lui répond le blessé avec le souffle coupé et les deux mains entre les jambes.

Mais elle insiste pour lui faire un traitement et finalement il se laisse faire.

Délicatement elle dégage les mains du blessé d’entre ses jambes, ouvre son pantalon et place les siennes à l’intérieur en le massant doucement. Après quelques minutes elle lui demande :

-Comment vous sentez vous?

-Hum, merci, ça fait du bien lui répond le blessé, mais j’ai toujours mal au pouce !!

.

2. Sans rien

Un homme déambulant dans la rue est soudainement accosté par un gars particulièrement sale et tout débraillé avec l’allure d’un sans-abri, qui lui quête quelques dollars afin de manger.

Le passant, en bon samaritain, prend son portefeuille, en sort un billet de 10$ et lui demande:

– « Si je vous donne ce billet, allez-vous acheter de la bière au lieu de manger »

– Non, il y a maintenant plusieurs années que j’ai arrêté de boire, réplique le sans-abri….

– « Allez-vous l’utiliser pour jouer au casino au lieu de manger? » demande l’homme.

– Non, je ne joue pas » dit le sans-abri. J’ai besoin de tout l’argent que l’on veut bien me donner, simplement pour survivre. » ….

Allez-vous dépenser cet argent pour jouer au golf au lieu d’acheter de la nourriture? » demande l’homme.

– Vous voulez rire de moi! ” répond le sans-abri. ” Il y a plus de vingt ans que je n’ai pas joué au golf! “

-« Peut-être allez-vous dépenser cet argent pour le sexe au lieu de la nourriture ?» dit le donateur.

– Et prendre la chance d’attraper le sida pour un pauvre petit 10$, s’exclame le sans-abri. …..

« Bien », dit l’homme, « Je ne vais pas vous donner l’argent. Toutefois, je vous invite à la maison pour un repas gastronomique que mon épouse vous préparera». Le sans-abri était abasourdi. “Mais votre femme sera furieuse envers vous pour cette action? Je suis sale et en guenilles et je dois sentir passablement mauvais!”.

Et le bon samaritain réponds, « Non,
soyez tranquille, c’est parfait. Je veux simplement lui faire voir à quoi ressemble un homme qui a laissé tomber la bière, le jeu, le golf et le sexe!
».
.

Source: http://www.yvettedefrance.com/drole/hdrole.htm

Vậy là phút giao thừa tiễn con lợn vàng, đón con chuột nhắt đã trôi qua trong lặng lẽ. Tình cờ gặp Huyền trên YM, Huyền hỏi “thế là mấy tết rồi ko ở nhà”. Tự nhiên ko chắc chắn lại phải bấm ngón tay. Vậy là 5 năm, 5 cái tết ko ở nhà rồi. “Nhanh thật”, Huyền bảo. Chúc cháu Tấn Sang (nick name là Sờn) một tuổi mới hay ăn, chóng lớn, đẹp trai và tài giỏi hơn mẹ nhé.

Gọi điện cho mẹ từ chiều đến giờ ko biết bao nhiêu lần mà ko được. Vẫn biết là tắc mạng nhưng mà chả còn cách nào khác cả. Cũng may là buổi sáng đã gọi được về để mẹ yên lòng. Lúc ấy, mẹ đang cùng bác Thân hàng xóm cắt tiết gà nên chỉ nói vài câu hỏi thăm, bảo tối gọi về cho mẹ nhé. Thế mà cả tối ko gọi được. Để mai, mồng một gọi về vậy.

Phút giao thừa trôi qua lặng lẽ khi tôi còn đang ngồi trong labo. Sắp xếp đồ về sau đó vài phút. Thấy nhà tối om, chẳng có ai. Bật cái đèn Haloogen lên cho sáng thì mới nhớ ra là nó bị cháy hôm qua, vẫn chưa thay. Đành bật tạm vài cái đèn nhỏ lên, bật máy tính và viết vài dòng cho phút giao thừa lặng lẽ này vậy.

Trên đường từ labo về nhà, trong đầu cứ nghĩ linh tinh. Nhớ đến mẹ đầu tiên, thương mẹ vì ko gọi được điện thoại. Nhưng cũng thương mẹ một mình nữa. Ngày xưa, khi còn ở nhà, tôi chẳng bao giờ tham gia vào chuẩn bị đồ ăn hay sắm sửa tết cả. Chỉ có đi chợ hoa mua đào về cắm hoặc là giúp mẹ bày biện linh tinh. Đọc blogs của các cô gái như ThanhHa, Sơn thì thấy hóa ra việc chuẩn bị chẳng có đơn giản tẹo nào, bao nhiều là thủ tục, bao nhiêu là món ăn và đồ cúng. Tự nhiên lại ngồi đọc tỉ mẩn và cố ghi nhớ trong đầu, để sau này về nhà thì tôi sẽ phải chủ động hơn, sẽ phải tham gia chuẩn bị tết giúp mẹ thực sự chứ ko phải « mẹ sai đâu thì đánh đó » nữa. Rồi mai này, còn có gia đình riêng nữa, cũng phải trang bị chút ít kiến thức về nghi lễ tết là vừa rồi. Nói đến đây lại thấy tôi già mà còn vô tâm, mấy chú trẻ măng như thằng Hoàng mới sang còn kể là đã gói bánh trưng từ hôm kia. Nam RIP trông tồ tồ thế mà cũng chu đáo bánh trái với cả làm đồ ăn tươm tất. Đọc blog của anh Toản (hóa ra bác này cũng sinh năm 78, con ngựa giống mình) cũng bảo là góp gạo, góp bánh với các anh em khác đón giao thừa và tết rôm rả lắm.

Nhận được một cái message chúc mừng năm mới của bạn hiền Sỹ ngố trước khi rời khỏi labo. Thấy vui vui, đọc blog của Sỹ ngố thấy gia đình bạn thật hạnh phúc. Chát chít ríu rít, chúc Sỹ ngố và gia đình một năm mới nhiều sức khỏe, an khang thịnh vượng nhé. Chiều định rủ mấy người đi cafe đón giao thừa, cuối cùng chỉ có tôi với em Loan là đồng ý. Vậy là hủy luôn.

Lúc viết email rủ mọi người đi đón giao thừa bằng cafe hay bia là lúc mà tôi nhớ lại mấy năm đón giao thừa khi còn ở VN. Lúc còn bé, tôi thường theo mọi người trong cơ quan của mẹ đến hội trường và đón tết ở đó. Tôi luôn cảm thấy mình bé bỏng, lạc lõng làm sao ấy. Ko thể nào hòa chung với mọi người được. Thực ra thì tại tôi thấy tủi thân. Tôi thì bé xíu, thui thủi có một mình đi cùng mọi người. Còn những đứa trẻ khác luôn có bố đi cùng. Hay ít nhất thì cũng có anh em của họ. Tôi chẳng có háo hức, chờ đợi gì cả, chỉ mong cho giao thừa chóng qua rồi về nhà.

Lúc đó, tôi rất ghét cái thói quen xông nhà đầu năm của mẹ. Mẹ tôi bảo « ai là người đầu tiên vào nhà thì đó là người xông nhà cho năm mới. Không kể người trong gia đình hay hàng xóm ». Thế cho nên mẹ mẹ thường ngồi trong nhà trước giao thừa và đợi tôi về rồi mới dám ra khỏi nhà. Mẹ bảo « để con xông nhà như thế nó hên. Chứ bây giờ lại phải chọn người hợp tuổi xông nhà thì mệt lắm ». Hic, kể ra mẹ tôi nói cũng có lý. Nếu chẳng may mà năm đó có xui xẻo thì cũng chẳng trách ai hàng xóm được cả. Hàng xóm nhà tôi thì kén người xông nhà lắm, phải chọn tuổi và là con trai. Một vài lần, tôi cũng được hàng xóm nhờ vả là sau giao thừa thì sang nhà họ xông nhà vì tuổi tôi năm đó hợp tuổi với gia đình họ.

Đã hết đâu, sau khi giao thừa, mẹ dặn tôi phải bẻ một cành cây hồng xiêm và nhớ chọn cành nào nhiều quả ấy để mang về làm lộc. Tôi thì chúa ghét mấy cái trò này, ko thích bẻ cành gì cả, ko thích lộc liếc gì hết, nhưng chiều mẹ nên tôi vẫn cứ làm. Trước khi đi đón giao thừa cùng những người khác, mẹ còn đưa tôi ít tiền rồi bảo rằng « khi vào đến nhà xông nhà, thì nhớ lấy tiền đó ra mừng tuổi mẹ và chúc cả gia đình năm mới sức khỏe, an khang, thịnh vượng ».Mẹ dặn dò từng chữ từng lời phải nói. Rồi sau đó mẹ cũng sẽ rút tiền ra mừng tuổi lại tôi. Nhà chỉ có hai mẹ con thôi, tiền thì cũng là tiền của mẹ, thế mà cũng bày đặt mừng tuổi. Tôi vẫn thường bảo mẹ thế. Bây giờ, tôi lại thấy đó là một thói quen thật hay. Nó khiến cho nhà tôi bớt hiu quạnh và cũng thỏa mãn cả sự mê tín của mẹ tôi nữa. Con xin lỗi mẹ, vì ngày còn bé đó, con làm những việc đó một cách khó chịu và máy móc. Cứ như bị ép buộc ấy. Bây giờ, con mà ở nhà với mẹ, con sẽ làm việc đó một cách tự nguyện và con mong được làm lại điều ấy. Vậy mà đã 5 năm rồi, con vẫn chưa làm được.

Mẹ có biết ko, khi viết đến chỗ này, con đã bật khóc, con thương mẹ quá. Những điều giản dị thế này sao bây giờ con mới hiểu, con mới biết trân trọng. Lần đầu tiên trong 30 năm qua, con đã khóc sau lúc giao thừa đấy mẹ ạ. Con cũng chẳng biết nữa, nước mắt con cứ rơi và nấc lên từng hồi, ko sao ngăn lại được. Cái gia đình chỉ có hai người, vậy mà bây giờ con thì ngồi đây, ko có gì cả. Ko có ko khí tết, mẹ thì ở nhà một mình. Tai sao chưa bao giờ con nghĩ sẽ về VN ăn tết nhỉ ? Năm sau mẹ nhé, chắc chắn năm sau con sẽ về ăn tết với mẹ. Năm sau nhất định con sẽ về ăn tết với mẹ. 5 năm là quá đủ rồi, và con ko để cho nó kéo dài thêm nữa đâu.

M
ẹ còn nhớ ko, sau đó mùng một tết thì mình ở nhà đón khách đến chơi và buổi chiều tối mẹ sẽ đi cùng các cô các chú khác đi thăm từng nhà. Con sẽ ở nhà một mình trông nhà và tiếp khách nếu có người đến. Con ko đi chơi cùng bạn bè. Rồi mùng hai tết, mẹ đèo con bằng cái xe đạp nữ cũ kỹ về quê ở Quang Minh thăm các bác. Bà ngoại mất lâu rồi nên chỉ còn các bác thôi. Tối mùng hai lại quay về nhà.

Ba ngày tết, mẹ ko quét nhà. Mẹ bảo nếu quét nhà là quét hết cái may đi. Rồi trong ba ngày tết, mẹ kiêng kị cấm con ko được đi múc nước hay xin lửa nhà hàng xóm vì như vậy là xin cái may mắn của họ đi. Ngày ấy, nhà mình có cái giêng nước to và trong nhất khu. Ngày thường, các cô các chú khác vẫn hay qua nhà mình lấy nước về dùng và giặt rũ. Do đó, trước tết, các nhà khác phải chứa nước đầy nhà đủ dùng cho 3 ngày tết vì ko dám qua nhà mình múc nước.

Con có nghe tiếng gì đó nổ quanh đây như tiếng pháo ấy. Hay là có người VN ở Grenoble đốt pháo đón giao thừa. Bây giờ con cũng chuẩn bị quần áo để đến nhà Vân ăn tối. Để có một chút gì đó gọi là đêm giao thừa nơi đất khách quê người.

Sap de’n gio phu’t giao thua, giao thoi giua nam cu va nam moi 2008. Thoi kha’c that thieng lieng. Toi xin gui tang mot mo’n qua nho nho? de^’n nhung nguoi ban than yeu cua toi. Day la mot bai viet hoan chinh toi da viet va gui dang tren tap chi’ te’t cua AEVG, toan bai moi nguoi se duoc doc o tap chi’ do’. Day chi la phan mo dau thoi .

.

.

Những người bạn quanh tôi

.

Lời tựa : Một mùa xuân mới, tôi cầu chúc cho những người bạn của tôi, những người bạn đã đi cùng tôi một hành trình dài năm năm ở xứ này, những niềm vui mới và cơ hội mới. Em sẽ thanh thản và hạnh phúc. Con phượng hoàng hồi sinh. Sỹ ngố sẽ có được tình yêu và hạnh phúc như mong đợi. Đôi mắt Dũng cận bớt buồn và tình yêu đơm trái. Gia đình bé Hà My sẽ bắt đầu một cuộc sống mới hạnh phúc và may mắn nơi quê nhà.

.

1. Hè năm ấy (2003), cây cỏ cháy xém

Vậy mà đã thấm thoát gần 5 năm. Tôi đi Pháp. Cùng đi đợt ấy còn có Tú già, Sỹ ngố và Dũng cận. Mỗi người một tâm sự, hoài bão riêng. Không khăn tay lau nước mắt, không có kẻ chạy theo máy bay. Tôi chọn nước Pháp vì muốn gặp một người tôi thương qua internet. Ngày ra đi, con đường phía trước mịt mù, nhiều mơ mộng nhưng cũng nhiều trắc trở.

Mảnh đất Grenoble đón bốn anh em trong một chiều hè nóng nực, cây cỏ cháy xém. Một mùa hè mà sau này tôi mới biết là nóng nhất trong vòng hai mươi năm qua. Đây là một thung lũng nằm lọt thỏm giữa ba dãi núi Belldone, Vercos và Chartheuse. Có hai con sông Isère và Drac uốn lượn bao quanh.

(Co`n nu*~a)